Du lịch nào

Đất mũi Cà Mau

Điểm đến thứ hai trong chuỗi mốc “1 đỉnh 4 cực”, Cà Mau, được tôi hình dung là dễ dàng hơn nhiều so với cực Đông. Và quả nhiên là như vậy, không hề vất vả, thậm chí là quá sung sướng nếu so với hành trình Mũi Đôi. Tự đi chơi có cái thú vui lớn nhất là được bất kể điều gì mình thích, hí hí

Đi Cà Mau từ Sài Gòn hóa ra rất đơn giản, chúng tôi đi xe Phương Trang từ 11h đêm, sáng 6h là đến. Lần đầu tiên đi dịch vụ xe chất lượng cao, quả là đáng giá. Xe chạy êm, lịch sự, sạch sẽ, mở headphone nghe rồi cứ thế mà đi vào giấc ngủ, z…z….zzz

Đến Cà Mau thì trời bắt đầu mưa, nhưng dù có bão thì cái lũ bọn tôi cũng không nề hà gì, cho nên cứ thế mà đi tiếp tàu cao tốc để đến Đất Mũi Cà Mau. Có lẽ xa lắm vì đi tàu nhanh như vậy mà mất đến 3h trên sông nước.

P1090377

Đến điểm cực Nam của Việt Nam, chúng tôi không ngờ dù ngày mưa nhưng vẫn rất đông du khách nườm nượp vào đây, nhưng chắc chắn không có nhóm nào tự mang theo đồ ăn và nước uống như cái nhóm này 😀

Mốc tọa độ quốc gia, mà chỉ còn chừng này dấu 😦

P1090412

Biểu tượng Mũi Cà Mau (có cả áo mưa của 1 lũ bỏ ra đi chụp hình ^O^, chụp xong lại mặc vào, chịu chơi ra phết)

P1090402

Và leo lên đài quan sát cao 21 m để nhìn toàn cảnh Mũi Cà mau

Đứng từ đây, nhìn rừng tràm bát ngát mà đâu đó trong đầu cứ văng vẳng bài ca Đất phương Nam…mênh mông rừng tràm….bạt ngàn dừa xanh…. “Lại nhớ phim đất Phương Nam có cậu bé An và Cò…

Và thế là “chinh phục” điểm cực Nam quá dễ dàng, hí hí!

Lang thang chán, lại lôi đồ ăn ra ăn. Chưa có chuyến đi nào mà tôi ăn nhiều như lần này, cứ như là ăn bù cho đợt trước vậy, món gì cũng ăn, cũng ngon, dù bánh mì hay bánh chưng này nọ.Vì trời mưa nên không có chỗ ngoài ngoài trời có thể ngồi ăn trưa, nhìn thấy 1 cái chòi người ta đang xây dở, cả bọn leo lên để trú tạm

IMG_7156

Chỗ này cao hơn mặt đất chừng mét rưỡi, nhưng tấm này trông cứnhư ngồi trên biển vậy

P1090410

Ở ngoài đây thì không có muỗi, chớ đi vào rừng tràm là thôi rồi muỗi luôn. Đi về mà vẫn còn đỏ đầy người, đó là dù đã có soffel rồi í

P1090419

Nhưng mà đi vào rừng đước rừng tràm mới thấy Cà Mau đúng là khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam rộng khủng khiếp. Người Cà Mau có câu “mắm đi trước, đước theo sau” ý rằng cây mắm-loại cây có rễ mọc ngược lên phía trên- sẽ đi mở đường, sau đó cây đước với rễ cây to và rộng chùm ra sẽ mọc sau đó, bởi vậy mà mỗi năm đất Mũi lại lấn biển khoảng 100m. Mốc tọa độ ngày xưa là gần mép biển, vậy mà giờ lại thành ra nằm ở tuốt phía trong.

Khái niệm sinh quyển ra đời vào những năm 20 của thế kỷ 20, nhưng cho mãi tới vài thập kỷ gần đây mới được quốc tế công nhận. Trái đất không chỉ như ngôi nhà chung mà nó còn vận động thông qua các mối tương tác hữu cơ giữa tất cả các loài thực vật và động vật với nhau, với môi trường và với con người.

Sinh quyển và khu Dự trữ sinh quyển là gì?

GS-TS Nguyễn Hoàng Trí, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và Sinh quyển Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối quốc tế về chương trình con người và sinh quyển định nghĩa: “Sinh quyển là phần của trái đất có các sinh vật sinh sống, kể cả con người và các chất hữu cơ chưa phân hủy trong khí quyển, thủy quyển và địa quyển”.

Các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) là đại diện các hệ sinh thái nội địa, biển hoặc ven biển tách rời hoặc kết hợp với nhau trong một khu vực được thiết kế theo mẫu hướng dẫn chung và được Tổ chức UNESCO công nhận trong chương trình con người và sinh quyển.

Mạng lưới của các khu DTSQ thế giới được hình thành vào năm 1976 và đến nay đã có 504 khu DTSQ thuộc 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước có nhiều khu DTSQ nhất là Mỹ (47), Nga (37), Tây Ban Nha (33) và Trung Quốc (26).

Còn ở Việt Nam, hiện được UNESCO công nhận 8 khu, đó là: khu DTSQ Tây Nghệ An, Cát Tiên, Kiên Giang, Cát Bà, Châu Thổ Sông Hồng, Cần Giờ, Cù lao Chàm và Mũi Cà Mau. Riêng khu DTSQ thế giới Mũi Cà Mau trải dài trên một diện tích rất rộng – gần 80.000 ha, trong đó có 3 vùng lõi chính là rừng ngập mặn Mũi Cà Mau, rừng tràm U Minh Hạ và mảng rừng phòng hộ ven biển.

Để quản lý một khu vực rộng lớn này, hiện có hai vườn quốc gia là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

(Ngun: internet)

 

P1090420

 

Lợi ích từ khu DTSQ có thể tóm tắt như sau:

Những người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được hưởng lợi từ các dự án trình diễn và đào tạo về cách thức quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững trong các khu DTSQ. Các khu này còn nhận được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế để cộng đồng dân cư địa phương phát triển ổn định và bền vững, tạo ra những cơ hội trong giáo dục, giải trí và phát triển du lịch.

Khu DTSQ là phòng thí nghiệm cung cấp dữ liệu để các nhà khoa học dựa vào đó xây dựng các giả thiết mới về các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cũng như xác định ra hướng biến đổi khí hậu và môi trường trong tương lai. Bản thân các khu DTSQ là bảo tồn và đa dạng sinh học… là điều kiện thuận lợi và là cơ hội tốt để người dân địa phương xây dựng các thương hiệu về nông sản, thực phẩm sạch.

(Ngun: internet)

Đứng trên đài quan sát hướng nhìn ra biển, tại đây sẽ thấy cái mũi tàu, biểu tượng Mũi Cà Mau xa xa phía bên phải.

P1090384

Rời Đất mũi, chúng tôi quay về thành phố Cà Mau để tiếp tục đi vào rừng U minh hạ. Những tưởng đêm U minh sẽ ngủ bụi như lần trước, ai dè anh Kiên, chủ 1 quán ăn trong U minh rất tốt bụng khi cho cả bọn vào giường ngủ, và tất nhiên là có mùng. Nhưng trước đó, anh Kiên nấu 1 bữa tối ngon lành cho cả bọn, 1 bữa tối mà được chúng tôi chén sạch đến cọng rau cuối cùng

Có thể gọi là “Tiệc Cá” vì có cá chép chiên, cá kho, lươn nấu lá giang ăn với bún, rau sống tươi ngon và 1 loại rau là lạ mà giờ đó lo ăn nên quên tên 😀

Bên cạnh canteen của anh Kiên có 1 đài quan sát, từ đây nhìn thấy toàn cảnh rừng U Minh Hạ được rất rõ

P1090563

P1090480

P1090448

Canteen, chỗ trú qua đêm của bọn tôi

P1090439

Sáng hôm sau, lại thuê 1 cái vỏ lãi đi dọc vào rừng tràm

P1090468

Nước tại đây đen kịt, không phải là do dơ  mà do từ cây tràm nhả ra. Chỉ đến khi đi ra khúc sông rộng thì mới thấy nước trong trong lại 1 chút. Từ đó bắt đầu thấy rừng rặng hoa súng trên sông.

P1090545

Đang đi, bỗng thấy 1 đài quan sát còn cao hơn cái chỗ cũ, thế là nằng nặc xin anh kia cho vào để leo lên. Đài này thang không an toàn như bên kia, nhưng vì quá hấp dẫn nên cả lũ đều leo lên.

P1090476

P1090538

và đáng công leo trong run rẩy, vì từ độ cao cao hơn, sâu trong rừng hơn, cái đẹp miên man bất tận của rừng tràm, chuối cứ thăm thẳm và hút hồn

Ngã ba sông

P1090480

P1090437

P1090396

Cuộc sống hàng ngày của người dân

P1090481

Có trảng cỏ mịn và xanh rì, đẹp như … poster Cánh đồng bất tận vậy

P1090529

P1090541

P1090543

Buổi trưa về, đã có bữa trưa chờ sẵn với lẩu mắm và cá trê nướng

Sau khi no nê, nếu nghỉ trưa trong nhà thì quá chán, lại muỗi, trong khi khách du lịch vẫn đang nườm nượp vào nhưng tòan các cô chú lớn tuổi. Bọn tôi quyết định nhanh chóng là ăn xong rồi lên … đài quan sát nằm ngủ vì trên đấy mát và .. không có muỗi, quyết định rất táo tợn và hứng thú 😀

La liệt nằm ngồi 😀

P1090569

Mượn xe anh Kiên, lượn lờ đua xe thể thức 1 trong đường xuyên rừng. Chỉ có điều, xe nhà này toàn hàng không có số, thắng không ăn, bla bla bla, thế mà vẫn chạy, để la hét hát ca om sòm trong rừng mà không có ai … chửi mình.

P1090457

Tạm biệt U Minh, chúng tôi quay về Cà Mau thăm thú

Chùa Khơ me

P1090597

P1090586

Ngôi chùa rất mới, ấn tương với tông màu vàng và đỏ, có lẽ vì trong buổi chiều, nên màu vàng của chùa nổi lên đến là lộng lẫy

P1090582

P1090592

P1090593

Có lẽ đây là chú tiểu trong chùa

P1090589

Lại ăn, bánh xèo bánh khọt

P1090622

P1090627

Vào sân chim trong công viên nằm ngắm chim chiều bay về tổ

P1090598

P1090610

Nằm ngắm nha, ko phải ngồi/đứng, hihi

P1090612

Chim bay về tổ, còn bọn tôi cũng chuẩn bị đi về nhà. Tạm biệt U Minh. Tạm biệt Cà Mau 🙂

Li ích t khu DTSQ có th tóm tt như sau:

Theo GS-TS Nguyn Hoàng Trí, Tng Thưy ban Quc gia Chương trình Con người và Sinh quyn Vit Nam thì khi mt khu vc được UNESCO công nhn là khu DTSQ thế gii – ch riêng cái thương hiu y đã tr giá 500 triu USD.

Ngoài ra, nhng người làm nông nghip, lâm nghip, ngư nghip được hưởng li t các d án trình din và đào to v cách thc qun lý, s dng tài nguyên bn vng trong các khu DTSQ. Các khu này còn nhn được s tài tr ca các t chc quc tế đ cng đng dân cư đa phương phát trin n đnh và bn vng, to ra nhng cơ hi trong giáo dc, gii trí và phát trin du lch.

Khu DTSQ là phòng thí nghim cung cp d liu đ các nhà khoa hc da vào đó xây dng các gi thiết mi v các mi quan h gia con người và t nhiên, cũng như xác đnh ra hướng biến đi khí hu và môi trường trong tương lai. Bn thân các khu DTSQ là bo tn và đa dng sinh hc… là điu kin thun li và là cơ hi tt đ người dân đa phương xây dng các thương hiu v nông sn, thc phm sch – mt mt hàng rt được ưa chung trên thế gii đ xut khu, làm giàu cho bn thân và đt nước./.

31 thoughts on “Đất mũi Cà Mau

  1. Về Cà Mau – vùng sông nước mênh mang, cảm giác khác, sảng khoái, thong thả & thanh bình, đáng yêu lắm lắm phải không?… (^__^)

    Đi mỗi vùng mỗi khác, cho nên hễ thích đi là cứ đi hoài là vậy đó Zip ơi…(^__^)

    1. Đúng rồi cậu ạ, đi chơi cho nó thanh thản, Cà mau không có cái đẹp rực rỡ như Nha Trang, nhưng có cái bình yên và yên ả rất miền Nam 🙂

      1. Nghe “sương” hông, đi kiếm món gì ăn đi rồi post lên cho tớ ngó…(^__^)

      2. Đang thèm bánh bèo ở Chợ Bến Thành. Không phải Nam Giao gần chợ nha, trong chợ Bến Thành luôn đó, ở hàng bán đồ ăn…hụ..hụ..thèm… 😦

      3. À, cái chỗ bánh bèo tí hon phải hông, tớ bít rùi, tớ cũng ghiền. Chẹp, cậu nói làm tớ cũng thèm, bữa nào lượn vậy ^^

  2. Ở vùng ngập mặn, ngoài câu “mắm đi trước, đước theo sau”, còn thêm 1 hay 2 câu gì nữa đấy, để nói về sự thích nghi mức độ mặn tuần tự của các loài cây. Tớ không nhớ chính xác câu “thơ vần”, chỉ nhớ thứ tự là: mắm, đước, vẹt, bần, dừa nước… Mắm là cây chịu độ mặn cao nhất, tiếp là đước,… còn dừa nước mọc ở vùng nước lợ thiệt lợ rồi. Có nghĩa là nơi nào thấy dừa nước mọc được là nơi đó con người dựng chòi sống được, vì nước ở đó uống được…(^__^)

  3. Chùa Khơ-me là chùa theo phái Tiểu Thừa đó Zip, giống chùa ở Cam, Thái, Lào… Phái Tiểu Thừa, phụ nữ không vào chùa tu được, chỉ có nam giới mới được tu thôi. Và các bé trai khoảng 11, 12 tuổi thường được gửi vào chùa học tu khoảng 2 năm, sau đó ra đời lại. Sau đó nữa, ai muốn tu tiếp thì tiếp tục tu. Cho nên ở chùa Khơ-me không thấy ni là vậy, và có nhiều “chú tiểu” nhưng không phải là do đi tu nhiều, mà là đang đi học trong chùa.

    Phái Tiểu Thừa, các sư thường mặc cà sa khuyết vai phải – giống như tượng Phật niết bàn trong hình vậy. Sư theo phái Tiểu Thừa chỉ ăn 1 bữa trong ngày thôi, và ăn trước giờ Ngọ buổi trưa. Cho nên có lệ đi khất thực buổi sáng là vậy….(^__^)

  4. Haiz nhìn bà đi tui thèm wá đi àhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh

    Fải chi cũng đủ dũng cảm … bỏ việc xách balô du lịch như dzầy ^_^

      1. Ai biết, tớ hỏi cái “mũi nhọn” đấy, chỗ nào đỉnh chót cùng của cái Mũi Cà Mau?

      2. Ví dụ cho dễ hiểu: hồi tớ đi Lũng Cú – Đồng Văn, thì cột cờ Lũng Cú được xem là điểm cực bắc ai cũng leo lên chụp hình phải không? Nhưng bọn tớ đi theo lời hướng dẫn của mấy anh biên phòng thì bọn tớ đến tận cái cột mốc biên giới ĐIỂM CỰC BẮC cơ, nó nằm ở thôn Xéo Lủng, tận mù mù trong núi cơ, xe không vào được, cuốc bộ vào, rồi leo lên núi mới chạm được vào cái cột mốc đó. Mà lên đến cái cột mốc rồi rất là mê, vì có 1 con đường mòn dẫn sang TQ, cả đám hí hửng đi qua đi lại, miệng lảm nhảm “sang TQ, về VN. sang TQ, về VN…”…(^___^)

      3. à, hỉu rồi. Bữa đó tớ đi tớ cũng thắc mắc là cái chỗ mũi là chỗ nào nhưng mà hổng thấy ai dẫn cho mình đi cả, họ chỉ cho đi 3 cái chỗ này thôi à cậu.

        Nghe cậu kể Lũng Cú làm tớ bắt đầu … Mà hồi đó chưa có vụ bắt con gái VN sang TQ làm vợ hả ta, chứ hổng thôi giờ này bạn H. nói tiếng TQ xiềng luôn rồi =))

      4. Sao lại không có, hồi bọn tớ đi là đang rộ lên vụ bắt cóc gái VN về TQ đó. Nhưng mùa bọn tớ đi trời chưa lạnh lắm, mùa đông kìa, trời mù & sương dày đặc, không thấy đường mà đi luôn, khi đó thì bọn TQ mới sang các thôn, mò trúng đàn bà con gái là ẳm về TQ…(^___^)

      5. Vậy kể ra là bọn cậu hên thiệt đó nghe, chứ không giờ về nói tiếng TQ mệt xỉu òi hehe

  5. Mấy nay em chỉ kịp vào đọc chứ chưa kịp comment bài. Em cũng thích đi như vầy lắm chị ui.
    Mà về chắc cũng mệt lã rã chi ha.

    1. Trộm vía, trời thương em ạ. Chứ bình thường chị đi là về phải nghỉ 1 hơi, dạo này đi chơi coi bộ lên “đô” nên cũng không đến nỗi em ạ 🙂

      1. Vậy đang đà lên đô , chị làm thêm vài trận nữa đi chị. hí hí em hết đi rồi 1 năm em chỉ đi vào tháng 7, hay tháng 8 hoặc tháng 12 mà cũng vài ngày hà hic hic.

      2. Hix, chị đang tịnh dưỡng rùi em ơi. Tình hình là chị đi Nha Trang về bị dị ứng tơi tả, lại đen, đã xấu lại càng thêm xấu. Cho nên đang tu tâm, ngồi nhà dưỡng … trắng 😀

        Em đi chơi những tháng đó tranh thủ được nghỉ học hả? Hổng bít em sao chứ chị mà được đi lòng vòng quanh Pháp thôi cũng đã mê mẩn lắm rồi, em kể Lyon làm chị nức lòng luôn đó nhỏ 🙂

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.